Bệnh sùi mào gà là bệnh gì: Cách chữa, triệu chứng và nguyên nhân

Thông tin tổng hợp đầy đủ về bệnh sùi mào gà, từ nguyên nhân, con đường lây nhiễm,  triệu chứng, cách chẩn đoán, nguy hiểm, cách chữa đến cách phòng tránh, chống tái phát.

Bệnh sùi mào gà là bệnh gì

Sùi mào gà là một trong những bệnh xã hội, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các u nhú giống như hoa súp lơ hoặc hoa mào gà, tập trung chủ yếu ở bộ phận sinh dục, tay, hậu môn và miệng.

Bệnh sùi mào gà hay còn gọi mụn cóc sinh dục là bệnh lây truyền nhanh chóng khi quan hệ tình dục không an toàn.

Bệnh sùi mào gà do một nhóm phụ của virus papillomavirus ở người (HPV) gây ra. Một nhóm phụ khác của virus HPV sẽ gây nhiễm trùng đường sinh dục, có thể dẫn đến những thay đổi ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung và gây ung thư cổ tử cung.

Thông thường, nhiều người nhầm lẫn sùi mào gà với các tình trạng sức khỏe khác, nhưng các biểu biện sùi mào gà rất đặc trưng và bạn rất dễ nhận biết nó.

Việc nhận biết nguyên nhân và biểu hiện sùi mào gà sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Cách chữa bệnh sùi mào gà

Thuốc chữa bệnh sùi mào gà

• Imiquimod (Aldara, Zyclara). Thuốc này tăng cường khả năng của hệ miễn dịch để chống lại sùi mào gà. Một tác dụng phụ của thuốc là đỏ da. Các tác dụng phụ khác có thể bao gồm mụn nước, đau nhức cơ thể hoặc đau, ho, phát ban và mệt mỏi.

• Podophyllin và podofilox (Condylox). Podophyllin là một loại nhựa thực vật phá hủy mô sùi mào gà. Bạn chỉ dùng thuốc này khi có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc này không được khuyến cáo sử dụng trong khi mang thai. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.

• Axit tricloaxetic (TCA). Loại hóa chất này đốt cháy sùi mào gà, được sử dụng cho mụn rộp bên trong bộ phận sinh dục. Các tác dụng phụ có thể bao gồm kích ứng da nhẹ, sưng hoặc đau.

• Sinecatechin (Veregen). Loại kem này được sử dụng để điều trị sùi mào gà ở ngoài, trong hoặc xung quanh vùng hậu môn. Tác dụng phụ của thuốc thường nhẹ và có thể bao gồm đỏ da, ngứa hoặc rát và đau.

Điều trị sùi mào gà bằng ALA-PDT

Công nghệ ALA-PDT ứng dụng tác động qua lại của ánh sáng, oxy và chất cản quang, giúp tăng sinh tế bào trên bề mặt da. Đây là công nghệ tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay, chữa sùi mào gà với  những ưu điểm vượt trội như không gây đau đớn, mụn sùi triệt tiêu hoàn toàn, ít có khả năng tái phát.

Chữa sùi mào gà bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy)

Liệu pháp này gây ra một vết rộp xung quanh các mụn rộp sinh dục. Khi làn da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương. Bạn có thể cần điều trị bằng liệu pháp áp lạnh với nitơ nhiều lần. Các tác dụng phụ chính bao gồm đau và sưng.

Cách chữa bệnh sùi mào gà bằng dao mổ điện

Thủ thuật này đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện. Bạn có thể bị đau và sưng sau thủ thuật.

Điều trị sùi mào gà phẫu thuật cắt bỏ

Bác sĩ sẽ cắt đứt hoàn toàn sùi mào gà. Bạn sẽ cần gây tê tại chỗ hoặc toàn thân cho điều trị này. Sau phẫu thuật, bạn có thể bị đau.

Trị sùi mào gà bằng laser

Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị sùi mào gà. Phương pháp này thường tốn kém, nên chỉ được điều trị cho sùi mào da trên diện rộng và khó điều trị. Các tác dụng phụ có thể bao gồm sẹo và đau.

Bên cạnh các phương pháp điều trị y tế, một số biện pháp tại nhà có thể giúp điều trị bệnh sùi mào gà.

>>> Chi phí xét nghiệm sùi mào gà
bs chiến tư vấn

Cách điều trị sùi mào gà tại nhà

1. Tinh dầu tràm trà

Dầu cây tràm trà có thể gây kích ứng và bỏng hoặc viêm, do đó làm giảm kích thước của sùi mào gà. Bạn không dùng tinh dầu tràm trà để uống hoặc thoa trong âm đạo. Bạn sẽ cần thoa dầu nhiều lần trong vài tuần. Ngừng sử dụng nếu quá khó chịu.

2. Trà xanh

Trà xanh có hiệu quả trị sùi mào gà. Trà xanh được cô đặc thành một hợp chất trong thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) và thường được bác sĩ chỉ định khi điều trị bệnh.

3. Tỏi

Theo một số nghiên cứu, việc thoa chiết xuất tỏi vào sùi mào gà có thể giúp làm sạch chúng. Bạn có thể mua chiết xuất tỏi và dùng trực tiếp vào sùi mào gà. Bạn cũng có thể ngâm miếng gạc trong hỗn hợp tỏi và dầu và áp vào u sùi.

4. Giấm táo

Tương tự như các loại thuốc theo toa, giấm táo có các thành phần  tính axit để tiêu diệt virus. Bạn có thể ngâm bông hoặc gạc trong giấm táo và áp vào khu vực sùi mào gà.

Triệu chứng sùi mào gà

• Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục;

• Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ;

• Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu;

• Tình trạng chảy máu khi quan hệ tình dục.

Dấu hiệu ở nữ:

Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn  ống hậu môn và cổ tử cung.

Các mụn cóc sinh dục xuất hiện bên trong và xung quanh âm đạo hoặc hậu môn, hoặc trên cổ tử cung.

Chúng có thể rất nhỏ hoặc xuất hiện dưới dạng các cụm lớn, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm, mọc tập trung thành mảng lớn trông như cái súp lơ, không gây đau hay ngứa nhưng dễ bị chảy máu.

Người bệnh cũng bị mệt mỏi toàn thân, chán ăn, sút cân, đau rát khi quan hệ tình dục và giảm ham muốn tình dục.

Biểu hiện ở nam giới

Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn.

Các mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện ở trên dương vật, bìu hoặc xung quanh hậu môn. Các nốt mụn mọc nhiều dần lên rồi liên kết với nhau thành các mảng to có đường kính khoảng vài cm, trông như mào con gà hay cái súp lơ.

Một số trường hợp, nốt sùi mào gà có thể to bằng nắm tay, tiết ra dịch và máu có mùi hôi thối, tanh.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Khi bạn đi khám, bác sĩ sẽ hỏi các câu hỏi như: Bạn có quan hệ tình dục an toàn không? Bạn có mấy bạn tình? Bạn tình của bạn có bị bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không? Bạn có những triệu chứng gì? Bạn có đang mang thai hay chuẩn bị mang thai không?

Bác sĩ sẽ quan sát những sang thương đặc trưng, rồi sau đó yêu cầu làm xét nghiệm tế bào, kiểm tra máu. Sau đó, bác sĩ mới lên phác đồ điều trị cụ thể.

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Virus HPV có thể thay đổi cấu trúc của các tế bào bị nhiễm bệnh và dẫn đến các biến chứng khác, bao gồm:

• Ung thư: Nhiễm HPV thường liên quan đến ung thư cổ tử cung, cũng như ung thư âm hộ, hậu môn, dương vật, miệng và cổ họng. Không phải tất cả các trường hợp nhiễm HPV đều dẫn đến ung thư cổ tử cung, nhưng tốt nhất là bạn nên đi tầm soát bệnh thường xuyên.

• Các vấn đề về thai kỳ: Mặc dù chỉ là một nguy cơ nhỏ, nhưng mẹ bầu có thể truyền bệnh sùi mào gà trong khi sinh con. Trẻ cũng có thể bị nhiễm HPV trong thanh quản

Một trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV thanh quản có thể có sùi mào gà trong miệng. Thay đổi nội tiết trong khi mang thai cũng có thể khiến sùi mào gà tiến triển hoặc chảy máu.

Ảnh hưởng của bệnh sùi mào gà khi mang thai

Nếu bạn có bất kỳ bệnh sử nào về nhiễm HPV, hãy nói chuyện với bác sĩ sản khoa. Bạn cũng nên nói cho họ biết về bệnh sùi mào gà ở bộ phận sinh dục hay các xét nghiệm Pap bất thường trong quá khứ.

Mặc dù HPV thường không ảnh hưởng đến bạn hoặc thai nhi, nhưng bác sĩ sẽ muốn kiểm tra bất kỳ bất thường nào trong quá trình mang thai. Do có rất nhiều tế bào đang phát triển và nhân lên khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ muốn xem ra bất kỳ sự tăng trưởng bất thường hoặc những thay đổi khác. Ngoài ra, một số phụ nữ khi mang thai có thể phát triển sùi mào gà trên diện rộng hơn bình thường.

Nếu bạn không biết mình có bị nhiễm HPV hay không, bác sĩ sẽ thêm phần điều trị virus HPV vào kế hoạch chăm sóc tiền sản của bạn.

Thông thường, sùi mào gà sẽ không ảnh hưởng đến thai kỳ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể mắc các biến chứng.

Nếu bạn bị nhiễm trùng bộ phận sinh dục khi mang thai, sùi mào gà có thể phát triển lớn hơn bình thường và làm cho bạn đau khi đi tiểu. Sùi mào gà lớn cũng có thể gây chảy máu khi sinh.

Đôi khi, sùi mào gà trên thành âm đạo có thể làm cho âm đạo khó mở rộng trong khi sinh. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật.

Rất hiếm các trường hợp bệnh truyền sang thai nhi. Nếu xảy ra, trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển sùi mào gà trong miệng hoặc cổ họng vài tuần sau sinh.

May mắn thay, các chủng HPV gây ra sùi mào gà không làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc các vấn đề khi sinh.

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Hầu hết các trường hợp sùi mào gà đều do virus HPV gây ra. Có đến 30–40 chủng HPV ảnh hưởng đặc biệt đến bộ phận sinh dục, nhưng chỉ một vài trong số các chủng này gây ra sùi mào gà.

Virus HPV có khả năng lây nhiễm cao qua tiếp xúc da kề da, đó là lý do tại sao các chuyên gia thường gọi bệnh do virus này gây ra là bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), hầu hết mọi người có quan hệ tình dục đều mắc virus HPV tại một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, virus không phải lúc nào cũng gây ra các biến chứng như sùi mào gà ở bộ phận sinh dục. Thực tế, trong hầu hết các trường hợp, virus tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Con đường lây nhiễm của bệnh sùi mào gà

1. Quan hệ tình dục không an toàn

Đây là con đường lây bệnh nhanh nhất và phổ biến nhất trong số các nguyên nhân sùi mào gà thường gặp. Việc quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su với đối tác nhiễm virus HPV dù bằng đường sinh dục, hậu môn hay đường miệng cũng đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh lên đến 99.9%.

2. Tiếp xúc thân mật với người bệnh

Virus HPV tồn tại trong dịch nhờn chảy ra từ các mụn sùi mào gà nên khi có sự tiếp xúc thân mật như ôm, hôn người bệnh sẽ rất dễ bị lây. Thậm chí dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ lót,… cũng là nguy cơ lây bệnh không thể bỏ qua.

3. Tiếp nhận máu từ người bệnh

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá lâu và trong thời gian này không có các biểu hiện gì đặc biệt nên bệnh nhân thường không nhận thức được mình đang mắc bệnh. Lúc này, nếu truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm với người khác thì chắc chắn đối tượng tiếp nhận máu sẽ bị truyền nhiễm virus HPV.

4. Lây truyền từ mẹ sang con

Phụ nữ bị sùi mào gà trong thời kỳ mang thai hoặc đã bị từ trước đó nhưng không phát hiện nên vẫn mang thai thì khả năng lây truyền sang con là rất lớn. Thai nhi sẽ bị nhiễm virus HPV thông qua cuống rốn, nước ối, lúc chuyển dạ hoặc khi sinh ra có tiếp xúc với máu, dịch sản của mẹ cũng sẽ nhiễm bệnh.

Phòng tránh sùi mào gà

1. Giữ Thói Quen Quan Hệ Tình Dục An Toàn:

Sùi mào gà là căn bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường tình dục. Do đó, để phòng tránh sùi mào gà, người trưởng thành cần quan hệ tình dục an toàn, chung thủy với một bạn tình.

2. Tuyệt Đối Không Dùng Chung Đồ Vật Cá Nhân

Vì nhiều người trưởng thành không biết rằng sùi mào gà có thể lây qua dịch mủ từ bệnh nhân khi tiếp xúc với những vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn tắm, khăn mặt, bàn chải đánh răng hay đồ lót hoặc các vật dụng trung gian như bồn cầu.

3. Có Đầy Đủ Kiến Thức Về Sùi Mào Gà

Thiếu kiến thức đi kèm với việc phóng khoáng trong thói quen tình dục đã làm số người nhiễm bệnh tăng lên đáng kể. Do đó, mỗi người chúng ta đều nên trang bị những kiến thức cần thiết về sùi mào gà là triệu chứng, nguyên nhân, con đường lây nhiễm…

4. Giữ Vệ Sinh Cơ Quan Sinh Dục Đúng Cách, Sạch Sẽ

Mỗi người nên dành thời gian và sự tập trung để vệ sinh cơ quan sinh dục hàng ngày. Khi vùng kín bị viêm nhiễm, thiếu vệ sinh thì virus HPV càng dễ dàng thâm nhập.

Những chuyên gia cho biết việc vệ sinh vùng kín hàng ngày, đặc biệt là trước và sau khi quan hệ tình dục sẽ hạn chế được nhiều bệnh tật.

5. Thực Hiện Kiểm Tra Sức Khỏe Định Kỳ

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần/ năm là hành động nên làm vì bạn cần hiểu rõ tình trạng sức khỏe bản thân để tầm soát những bệnh xã hội hay các bệnh lý khác.

Việc khám sức khỏe định kỳ giúp biết được tình hình sức khỏe nói chung và tình hình sức khỏe sinh lý nói riêng. Việc phát hiện sớm bệnh giúp quá trình điều trị dễ dàng thành công hơn.

6. Gia Tăng Cường Độ Tập Luyện Thể Dục

Chế độ ăn uống hợp lý cùng thói quen rèn luyện thể dục hàng ngày là phương thức hữu hiệu nhất nhằm nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Điều này giúp ngăn chặn được sự thâm nhập của virus HPV vào cơ thể.

7. Đối Với Phụ Nữ Trong Thai Kì

Nếu chẳng may mắc sùi mào gà trong thai kì thì cách phòng tránh sùi mào gà cũng như tránh việc lây bệnh sang con là điều trị dứt điểm đến trước thời điểm sinh con.

Đồng thời, hãy lựa chọn phương pháp sinh mổ nhằm tránh lây truyền cho con.

Ghi nhớ để tránh tái phát sùi mào gà

• Tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi: Điều đáng quan ngại là chủ yếu người mắc sùi mào gà đều do quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn. Việc mắc sùi mào gà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, gia đình bất ổn, áp lực tinh thần cao. Do đó, không nên có bất kì hành động quan hệ tình dục ngoài hôn nhân để đảm bảo sức khỏe cho mỗi thành viên trong gia đình.

• Phòng tránh sùi mào gà lây nhiễm do tiếp xúc: Các địa điểm công cộng không nên dùng thau tắm chung, vòi hoa sen là lựa chọn tốt nhất lúc này. Không bơi có các bể bơi không an toàn, thiếu đảm bảo vệ sinh, ít thay nước định kỳ. Sử dụng xà bông rửa tay sau khi vệ sinh.

• Chú ý việc vệ sinh vùng kín: Vệ sinh âm hộ, dương vật sau khi đi vệ sinh, thay giặt quần lót liên tục, giặt riêng đồ lót là điều nên làm. Dù trong cùng gia đình nhưng mỗi người nên có một bộ dụng cụ riêng là rất cần thiết.

• Kiêng quan hệ tình dục là điều bắt buộc: Vì vợ hoặc chồng điều trị sùi mào gà, dù biểu hiện bên ngoài đã suy giảm nhưng virus HPV vẫn còn trong cơ thể.

Toàn bộ nội dung bài viết là thông tin tổng hợp đầy đủ về bệnh sùi mào gà, từ nguyên nhân, cách lây nhiễm,  triệu chứng, cách chẩn đoán, nguy hiểm, cách chữa đến cách phòng tránh, chống tái phát. Giúp bạn hiểu biết đầy đủ về bệnh sùi mào gà, có một đời sống tình dục đầy đủ và khỏe mạnh.

PHÒNG KHÁM ĐA KHOA THÁI HÀ

Địa chỉ: Số 11 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Tổng đài tư vấn miễn phí: 0365115116 hoặc Click Tư Vấn Miễn Phí

chat tư vấn zalo
tư vấn thái hà

Nguồn tham khảo:

http://phongkhamphukhoathaiha.emyspot.com/pages/benh-sui-mao-ga.html

Địa chỉ phòng khám chữa bệnh sùi mào gà ở Hà Nội

Bệnh giang mai là bệnh gì: Triệu chứng, chẩn đoán và cách chữa

Bệnh lậu cầu khuẩn: Triệu chứng và cách chữa

Các từ khóa tìm kiếm liên quan nhiều nhất:

sùi mào gà

bệnh sùi mào gà

sùi mào gà ở nữ

sùi mào gà ở nam

chữa sùi mào gà

cách chữa bệnh sùi mào gà

chữa bệnh sùi mào gà

dấu hiệu bệnh sùi mào gà

dấu hiệu sùi mào gà

triệu chứng sùi mào gà

biểu hiện bệnh sùi mào gà

biểu hiện sùi mào gà