Bệnh Giang Mai Là Bệnh Gì? Triệu Chứng, Chẩn Đoán Và Cách Chữa
Bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lây qua đường tình dục, bao gồm cả quan hệ tình dục bằng miệng và hậu môn. Nó có thể điều trị trong giai đoạn đầu. Nếu không điều trị, nó có thể dẫn đến tàn tật, rối loạn thần kinh và tử vong.
Bệnh giang mai đã từng là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng lớn, thường gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng lâu dài như viêm khớp , tổn thương não và mù lòa.
Theo CDC, tỷ lệ mắc bệnh giang mai mới đã giảm mạnh trong những năm 1990 và trong năm 2000, nó đã đạt mức thấp nhất mọi thời đại kể từ khi báo cáo bắt đầu vào năm 1941. Tuy nhiên, các trường hợp mắc bệnh giang mai mới đã tăng gấp đôi từ năm 2005 đến 2013 từ 8.724 đến 16.663.
Trong năm 2017, số trường hợp mới đã tăng lên 101.567 cho tất cả các giai đoạn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai rất nhiều, do đó trước khi phương pháp xét nghiệm huyết thanh học ra đời thì việc chẩn đoán chính xác bệnh giang mai rất khó khăn bởi vì nó thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là trong giai đoạn tiềm ẩn.
Giang mai có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Nếu không chữa trị, bệnh giang mai có thể gây biến chứng cho tim, động mạch chủ, não, mắt, và xương, trong một số trường hợp có thể gây tử vong.
Bệnh giang mai là bệnh gì
Mụn giang mai
Săng giang mai là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh giang mai giai đoạn đầu. Sau khi bị lây nhiễm bệnh giang mai từ 3 - 90 ngày, trên cơ thể của bệnh nhân sẽ xuất hiện các săng giang mai.
Săng giang mai có thể xuất hiện ở âm đạo, hậu môn, dương vật, bìu và hiếm khi ở môi hoặc miệng. Nhiều người sẽ có thể không nhận thấy vết săng giang mai này, vì nó thường không đau và ẩn trong âm đạo hoặc trực tràng.
Bên cạnh đó, các vết này có thể tự lành trong vòng 3–5 ngày. Tuy nhiên, bạn cần uống thuốc để trị bệnh và ngăn ngừa bệnh chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
Trong số các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bệnh giang mai được đánh giá bệnh lý có mức độ nguy hiểm rất cao, chỉ đứng sau hiểm họa HIV/AIDS.
Triệu chứng bệnh giang mai ở nam
Dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai ở nam giới là một vết loét nhỏ, không đau có thể xuất hiện trên rãnh quy đầu, quy đầu, bao quy đầu, trực tràng hoặc trong miệng. Nam giới thường không nhận ra các tổn thương này ngay lập tức.
Ngoài ra, bệnh giang mai ở nam giới còn có những triệu chứng khác nữa như hay bị rụng lông, rụng tóc, nốt ban đỏ bị giảm màu hoặc chuyển sang thâm tím. Các thương tổn lan rộng nhưng với cảm giác ngứa khó chịu.
Bệnh giang mai rất khó chẩn đoán, vì vậy bản thân bạn cũng như bạn tình có thể không có bất kỳ triệu chứng nào để bạn nhận thấy hoặc cảm nhận.
Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải căn bệnh giang mai này mà không có bất kỳ triệu chứng nào trong nhiều năm, đây là một phần lý do khiến bệnh giang mai là một bệnh nhiễm trùng phổ biến.
Bệnh giang mai ở nam giới chỉ lây lan qua khi tiếp xúc trực tiếp với các vết loét trên da hay còn gọi là săng giang mai. Bệnh giang mai không lây nhiễm từ việc sử dụng chung nhà vệ sinh, nắm cửa, bể bơi, bồn tắm nước nóng, quần áo hoặc đồ dùng ăn uống chung.
Tham khảo:
Địa chỉ khám, xét nghiệm, điều trị bệnh giang mai ở đâu
[Sùi Mào Gà]: Hình ảnh, nguyên nhân, chẩn đoán và cách chữa bệnh
[BỆNH LẬU]: Triệu chứng, biến chứng, nguyên nhân, điều trị
Địa chỉ các phòng khám nam khoa uy tín tại Hà Nội
Hình ảnh bệnh giang mai ở nữ
Nguyên nhân bệnh giang mai
Tác nhân gây bệnh là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) do Schaudinn và Hauffman tìm ra vào năm 1905. Xoắn khuẩn này có hình lò xo, bao gồm 6-14 vòng xoắn. Sức đề kháng của xoắn khuẩn này rất yếu, ra khỏi cơ thể nó sống được không quá vài giờ. Trong nước đá, nó vẫn giữ được tính di động rất lâu, ở nhiệt độ 45 độ C nó sẽ bị chết sau 30 phút. Các chất sát khuẩn, xà phòng có thể diệt được xoắn khuẩn này trong vài phút.
Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do một loại vi khuẩn tên Treponema pallidum gây ra, thường được truyền qua đường tình dục. Trong trường hợp rất hiếm, vi khuẩn có thể được lây truyền qua vết nứt hoặc vết cắt ở da sau khi chạm trúng vết lở loét của người bị nhiễm bệnh. Giang mai không lây qua tiếp xúc bệ ngồi toilet, bể bơi, vòi nước nóng, bồn tắm, mặc chung quần áo hoặc đồ đựng thức ăn.
Chẩn đoán giang mai
Bác sĩ chẩn đoán giang mai dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, chủ yếu tập trung vào các cơ quan sinh dục, miệng và hậu môn. Bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu kiểm tra cả bạn tình có quan hệ tình dục gần đây.
1. Phương pháp xét nghiệm giang mai bằng kính hiển vi trường tối
Đây là phương pháp xét nghiệm áp dụng với những người bệnh ở giai đoạn đầu. Khi này, xoắn khuẩn giang mai chưa xâm nhập trực tiếp vào máu và cơ thể.
Lúc này, bác sĩ sẽ lấy mẫu bệnh phẩm trực tiếp từ các vết loét, vết săng giang mai, dịch âm đạo, dịch niệu đạo,… và tiến hành xét nghiệm soi dưới kính hiển vi trường tối. Bằng cách này, bác sĩ sẽ tìm thấy sự xuất hiện ở xoắn khuẩn gây bệnh.
2. Phương pháp xét nghiệm giang mai bằng phản ứng sàng lọc RPR
Phản ứng sàng lọc RPR là phương pháp xét nghiệm dựa trên cơ chế phát hiện kháng thể mà cơ thể sản xuất ra để chống lại nhiễm trùng. Phương pháp này giúp sàng lọc nguy cơ mắc bệnh giang mai một cách nhanh chóng.
Phương pháp này áp dụng với người bệnh ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn giữa. Còn đối với những trường hợp người bệnh ở giai đoạn đầu và cuối thì có thể có cho kết quả âm tính giả.
3. Phương pháp xét nghiệm kiểm tra kháng thể (FTA – ABS)
Là phương pháp được thực hiện trên mẫu máu hoặc dịch não tủy nhằm kiểm tra sự hiện diện của kháng thể chống lại xoắn khuẩn gây bệnh. Đồng thời, đây cũng là phương pháp dùng để phân biệt bệnh giang mai với các dạng nhiễm trùng tương tự khác.
4. Phương pháp xét nghiệm giang mai bằng TPPA
Đây là phương pháp xét nghiệm giang mai được thực hiện chủ yếu trên tủy sống. Lúc này, các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc thử có chứa hạt gelatin với huyết thanh của người bệnh để xác định. Nếu các hạt gelatin tụ lại thành những khối huyết thanh thì có nghĩa người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai va ngược lại.
Những phương pháp xét nghiệm giang mai trên sẽ cho kết quả chính xác nhất khi người bệnh thực hiện đúng thời điểm và tiến hành tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín.
Xét nghiệm giang mai sau bao lâu thì chính xác
Cần tiến hành làm xét nghiệm giang mai loại sinh phẩm Syphillis 3.0 Test sau 1 tháng có hành vi nguy cơ (quan hệ tình dục với đối tượng nghi ngờ mang mầm bệnh).
Nhưng đây là thời điểm khá sớm để khẳng định bạn có bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai hay không. Nên nếu kết quả xét nghiệm là âm tính thì sau thời gian xét nghiệm 3 tháng bạn cần tiến hành kiểm tra lại 1 lần nữa để đảm bảo chắc chắn.
Trường hợp trên cơ thể đã xuất hiện nốt sần giang mai thì cách chẩn đoán tương đối chính xác là Soi trên kính hiển vi mẫu bệnh phẩm lấy từ các vết loét giang mai (chancre – săng giang mai) để tìm xoắn khuẩn giang mai.
Phương pháp khác được sử dụng rộng rãi hơn là thử kháng thể trong máu bệnh nhân như: Xét nghiệm RPR, xét nghiệm VDRL. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể giúp theo dõi sự đáp ứng của bệnh với việc điều trị.
Nếu trong trường hợp giang mai được phát hiện muộn, đã có biến chứng giang mai thần kinh thì cần phải làm xét nghiệm kháng thể xoắn khuẩn giang mai trong dịch não tủy (RPR dịch não tủy).
Bệnh giang mai có chữa được không
Giang mai là bệnh xuất hiện từ thời thượng cổ, lây truyền chủ yếu qua đường tình dục. Với sự tiến bộ của y học, bệnh giang mai hiện có thể chữa khỏi.
Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh và gây khó khăn cho điều trị.
Giang mai trong giai đoạn đầu rất dễ chữa. Trước tiên, bác sĩ sẽ cho bạn điều trị bằng thuốc kháng sinh như penicillin. Penicillin là một loại thuốc kháng sinh được sử dụng rộng rãi và thường có hiệu quả trong điều trị giang mai. Nếu bạn bị dị ứng với penicillin, bác sĩ sẽ đổi kháng sinh khác cho bạn như doxycycline, azithromycin, ceftriaxone.
Nếu bị các biến chứng thần kinh do bệnh giang mai, bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch thuốc penicillin mỗi ngày.
Trong khi điều trị, bạn nên tránh quan hệ tình dục cho đến khi tất cả các vết loét trên cơ thể được chữa lành và bác sĩ cho phép bạn quan hệ tình dục.
Cách chữa bệnh giang mai
Nếu bệnh giang mai được phát hiện sớm và chữa trị đúng thì có thể điều trị khỏi hẳn.
Giai đoạn đầu:
Tiêm bắp một liều duy nhất penicillin G để điều trị bệnh giang mai không biến chứng.
Nếu không có penicillin G có thể sử dụng Doxycycline và tetracycline thay thế.
Giai đoạn biến chứng:
Tiêm penicillin G liều cao vào tĩnh mạch ít nhất 10 ngày cho bệnh nhân giang mai thần kinh. Có thể tiêm cetriaxone thay thế nếu người bệnh bị dị ứng penicilline G.
Ở giai đoạn này việc điều trị chỉ là hạn chế sự tiến triển của bệnh chứ không thể cải thiện các thương tổn mà bệnh giang mai đã gây ra.
Bệnh giang mai có ngứa không
Khi mắc bệnh, người bệnh thường có các triệu chứng nổi ban và không cảm thấy đau hay ngứa gì, khiến cho người bệnh không phát hiện mình mắc bệnh hay không mà chỉ nghĩ là bệnh ban bình thường nen không quan tâm hay lo lắng gì nhiều.
Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời hoặc để lâu mà không điều trị, bệnh sẽ biến chứng và gây nguy hiểm đối với người bệnh.
• Giai đoạn đầu, cơ thể bắt đầu xuất hiện những nốt ban màu đỏ, và thường xuất hiện chủ yếu là tay, chân nhưng không gây cảm ngứa hay đau. Sau đó, những nốt bạn này sẽ xuất hiện ở các bộ phận sinh dục, tuy nhiên nếu không điều trị thì những nốt ban này cũng tự biến mất làm người bệnh lầm tưởng mình khỏi bệnh nhưng thực chất là vi khuẩn đã ngấm vào máu và chuyển sang giai đoạn 2.
• Sang giai đoạn 2, thì bệnh sẽ gây tổn thương sâu hơn và xuất hiện ở trên da và niêm mạc, những nốt mụn bắt đầu xuất hiện ở toàn thân sau đó mọc thành từng mảng sần đỏ sau đó lan rộng khắp cơ thể từ lòng bàn tay, bàn chân gây viêm nhiễm sâu nhưng không gây cảm giác ngứa, mà chỉ gây rát tại vùng bị tổn thương mà thôi.
Bệnh giang mai có dễ lây không
Bệnh giang mai rất dễ bị lây nhiễm, nhiều bệnh nhân mắc bệnh nhưng không biết mình bị lây nhiễm từ lâu, hoặc không ngờ tới được như lây nhiễm qua việc dùng chung đồ lót, lây nhiễm qua dụng cụ y tế chưa được tiệt trùng...
Đặc biệt đối với con đường quan hệ tình dục bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh và có thể nhân rộng phạm vi nếu như người nhiễm bệnh mang mầm bệnh truyền sang cho nhiều người.
Đó được xét là những trường hợp quan hệ không an toàn bằng hình thức mua bán dâm, khả năng nhiễm bệnh là điều không thể tránh khỏi.
• Thứ nhất, vì xoắn khuẩn giang mai có khả năng tồn tại ngoài môi trường đến vài giờ nên nguy cơ lây truyền rất cao.
• Thứ hai, các con đường lây nhiễm bệnh cũng vô cùng đa dạng.
Khả năng cũng như tốc độ lây lan của bệnh giang mai khá cao cho nên nam giới cần hết sức lưu ý đề phòng với căn bệnh nguy hiểm này. Nên đến các trung tâm y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh.
Bệnh giang mai lây qua đường nào
• Quan hệ tình dục chiếm 95%. Chủ yếu thông qua quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh giang mai, lây lan khi niêm mạc da bị trầy xước.
• Nhiễm trùng nhau thai: Giang mai có thể truyền nhiễm cho thai nhi thông qua nhau thai trong 4 tháng đầu thai kỳ, gây nhiễm trùng bào thai, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.
• Nhiễm trùng đường sinh: Trẻ sơ sinh nhiễm bệnh từ mẹ khi chui qua đường sinh nở tự nhiên.
• Lây truyền qua đường máu: Truyền máu hoặc dùng chung kim tiêm.
Chưa có nghiên cứu nào chứng minh việc tiếp xúc hằng ngày với các đồ dùng của bệnh nhân như quần áo, khăn tắm, trang thiết bị y tế… có thể lây truyền bệnh giang mai.
Bệnh giang mai ở miệng
Khi có quan hệ tình dục bằng đường miệng xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào khoang miệng gây ra các vết loét ở đây và được gọi là bệnh giang mai ở lưỡi miệng.
• Ban đầu bệnh sẽ khiến cơ thể cảm thấy nóng rát ở vùng miệng, chúng khá giống với biểu hiện của nhiệt miệng nên có thể khiến nhiều người nhầm lẫn. Đồng thời kèm theo đau đầu và nóng sốt.
• Người nhiễm bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết đỏ tươi, có hình dạng tròn hoặc bầu dục khá nông ở miệng. Mặt khác người bệnh sẽ thấy đau rát cổ họng, có những hạch nổi ở cổ cùng một số vị trí khác.
• Nếu như sử dụng các loại thức uống như rượu, bia, nước lạnh…hoặc hút thuốc lạ sẽ xuất hiện những dấu hiệu tổn thương.
• Không những thế một số trường hợp còn cảm thấy khó thở, miệng lưỡi nổi các bợm màu trắng đục quanh bìa là những nốt đỏ, tiếng nói không rõ, bị amidan…
• Sau 10 tới 90 ngày tiếp xúc với xoắn khuẩn Treponema pallidum, bệnh sẽ gây nên các mụn ở mép, môi hoặc lưỡi, cổ họng, amidan. Theo thời gian chúng sẽ mọc nhiều và dày hơn, gây đau rát và ngứa ngáy khó chịu gây khó khăn cho việc ăn uống.
• Những vết loét ăn sâu dần xuống niêm mạc da, có màu đỏ hoặc tím, hình tròn hoặc bầu dục, có sự gia tăng bất thường về kích thước.
• Sau 2-6 tuần, một số vết loét ở miệng có thể hoàn toàn biến mất nhưng xoắn khuẩn giang mai đã phát triển mạnh hơn và đi vào giai đoạn 2.
Giang mai giai đoạn 1
Bệnh giang mai thường biểu hiện là những vết sưng loét lớn và hở ở môi gọi là 'săng' giang mai.
'Săng' trông giống như một cái mụn hoặc một vết loét mờ, hình tròn hoặc hình bầu dục, bờ của nốt loét nhẵn nhụi và có cảm giác chắc như sụn. Đôi khi các vết sưng loét này cũng thường xuất hiện ở lưỡi hoặc bên trong khoang miệng.
Ngoài ra, bệnh giang mai ở miệng còn có các triệu chứng như lưỡi thấy các bợt trắng đục, đau họng kéo dài, nuốt vướng, có thể có sưng hạch ở cổ và nhiều nơi.
Giang mai giai đoạn 2
Giang mai có nhiều triệu chứng khác nhau. Môt số vết sưng loét vẫn sẽ xuất hiện bên trong và quanh miệng. Vết loét thường không đau, chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần sau đó tự mất đi nhưng vẫn tiếp tục lan ra toàn thân.
Tiếp đến, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng như nổi phát ban khắp cơ thể, bị rụng tóc bất thường, đau bụng, sưng khớp, có cảm giác rát ở gan bàn tay hoặc gan bàn chân…
Các triệu chứng của giai đoạn 2 cũng sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục chứ không chỉ theo đường miệng.
Tổng đài tư vấn miễn phí: 0365115116 hoặc Click Tư Vấn Miễn Phí.
*Các thông tin tư vấn sức khỏe trên suckhoenamgioi chỉ mang tính chất tham khảo. Trong mọi trường hợp điều trị bệnh, cần tham vấn trực tiếp ý kiến từ bác sĩ chuyên môn y tế.*
Những từ khóa tìm kiếm liên quan đến giang mai
bệnh giang mai là gì
chữa bệnh giang mai
chi phí chữa bệnh giang mai
điều trị giang mai
điều trị bệnh giang mai
bệnh giang mai giai đoạn đầu
giang mai ở miệng
xoắn khuẩn giang mai
lậu giang mai
săng giang mai
bệnh giang mai ở nam giới
bệnh giang mai ở nam
giang mai ở nam
bệnh giang mai ở nữ
bệnh giang mai ở nữ giới